Sự phát triển nhanh tại phía Đông TP HCM về kinh tế, dân số…là nền tảng trong việc tách 3 quận này thành một thành phố. Theo đề án phát triển hạ tầng giao thông của Tp.HCM từ 2021 đến 2030, nhu cầu vốn của Tp.HCM cần tới 852.500 tỷ đồng. Nhiều công trình hạ tầng tại phía Đông được đầu tư mạnh có thể kể quá một số như: Cao tốc Tp.HCM – Long Thành, nút giao An Phú, nút giao Mỹ Thủy, đường vành đai 3, cầu Cát Lái, tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên. King Crown Center sẽ được hưởng lợi lớn từ những dự án này
Một số dự án được kỳ vọng sẽ thay đổi bộ mặt thành phố Thủ Đức
Trên cơ sở sát nhập 3 quận 2, 9 và Thủ Đức để thành lập thành phố Thủ Đức, thời gian trước cũng đã có rất nhiều những dự án về hạ tầng giao thông lớn. Tuy nhiên khi “Thành phố Thủ Đức” được thành lập sẽ tạo nền tảng đột phá về quy hoạch tổng thể, định hướng hình thành khu đô thị sáng tạo, tương tác cao. Để có thể xây dựng một thành phố sự có mặt của những nhà đầu tư được kỳ vọng sẽ kích thích thêm những nguồn vốn làm cơ sở hạ tầng giao thông, dịch vụ công ích sẽ đồng bộ hơn tạo tiền đề cho bất động sản lên giá cao.
Cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây
Đường cao tốc này có điểm bắt đầu tại điểm giao cắt với Đại lộ Mai Chí Thọ tại Q.2 (Tp.HCM) chạy về hướng đông 4km và cắt đường Vành đai II tại nút giao lớn. tiếp đến sẽ chạy qua cầu Long Thành và chạy tiếp về hướng Đông Nam cặt quốc lộ 51 ( AH17 ) tại Long Thành Đồng Nai.
Khi hoàn thành nó sẽ giúp cho việc thông thương trở nên thuận lợi, kinh tế giữa Tp.HCM với các vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Rút ngắn được thời gian Tp.HCM đi Phan Thiết còn 3, từ Tp.HCM đi Vũng Tàu còn 1,5 giờ, nhanh hơn nhiều khi đi quốc lộ 51.
Tuyến metro số 1 ( Bến Thành – Suối Tiên)
Đang được chờ đợi là động lực lớn về Kinh Tế và Bất Động Sản, mà “Thành phố Thủ Đức” đang có. Do còn một số công đoạn nên thời gian hoàn thành dự kiến vào năm 2021.
Mặc dù chưa hoàn thành nhưng trước đó tại những tuyến có Tàu Điện Ngầm đi qua giá đất tăng liên tục. Theo khảo sát trước đó của CBRE Việt Nam, các BĐS nằm trong khu vực tuyến tàu điện ngầm số 1 chạy qua bao gồm quận Bình Thạnh, quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức mức giá tăng trung bình khoảng 10% so với những dự án không gần tuyến Metro, dự án giao thông này được kỳ vọng khi hoàn thành sẽ mang lại diện mạo tích cực cho “Thành phố Thủ Đức”.
Bến xe Miền Đông mới
Khi đi vào hoạt động sẽ tạo nên những sẽ tạo nên một cú hích lớn để phát triển “Thành phố Thủ Đức” ngày một hoàn thiện hơn. Bến xe miền Đông mới có quy mô 16ha tổng vốn đầu tư lên đến 4.000 tỷ đồng.
Bến xe mới khi đi vào hoạt động sẽ góp phần giải tỏa tình trạng kẹt xe nghiêm trọng nhiều năm qua tại bến xe cũ. Không những thế đây cũng sẽ tạo nên một bộ mặt mới cho thành phố, là nơi trung tâm được nhiều người chú ý. Hơn thế thế tọa lạc ở quận 9 khi đi vào hoạt động sẽ làm cho giá đất gần đó tăng chóng mặt.
Đại lộ Phạm Văn Đồng
Đây là tuyến đường huyết mạch kết nối toàn bộ khu vực Đông Bắc với Trung tâm Thành phố. Nằm ở vị trí cửa ngõ phía Đông Bắc, khi đi vào hoạt động nó sẽ kết nối toàn bộ khu vực Đông Bắc với trung tâm TP HCM và đi qua các quận Thủ Đức, Bình Thạnh Gò Vấp, đại lộ Phạm Văn Đồng có quy mô rất lớn với chiều dài 13,6km, rộng 30-65m với 12 làn xe.
Hầm chui Mỹ Thủy
Đây là một trong những dự án về nút giao thông trọng điểm được TP.HCM đưa vào dự án cần thực hiện. Với tổng số vốn gần 2.400 tỷ đồng. sau khi hoàn thành dự án được kỳ vọng sẽ giảm được sự ùn tắc về giao thông, quá trình vận chuyển hàng hóa vào cảng Cát Lái và kết nối với đường Vành đai 2 từ cầu Phú Mỹ lên đường cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây. Dự án này góp phần tăng cường an toàn giao thông và đồng bộ hóa hạ tầng giao thông cho thành phố.
Cầu Thủ Thiêm 2
Cầu Thủ Thiêm 2 là hạng mục quan trọng bậc nhất đại lộ Đông Tây đồng thời có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kết nối trung tâm Sài Gòn tới thành phố Thủ Đức trong tương lai.
Cầu Thủ Thiêm 2, nối khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) với khu trung tâm Tp.HCM (quận 1) đang dần được hoàn thiện để đưa vào hoạt động. Điều này sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông trục chính tại Thành phố, đồng thời giải tỏa áp lực giao thông ở khu Đông.
Bên cạnh đó, cần xác định Thủ Đức là TP nằm ở cửa ngõ phía đông, có vai trò quan trọng trong việc kết nối về văn hóa, kinh tế… với các tỉnh lân cận như: Biên Hòa, Bình Dương, Dĩ An, Long Thành, Nhơn Trạch… do đó phát triển thành phố Thủ Đức phải nhìn trên quan hệ liên vùng, liên tỉnh và tầm nhìn rất xa.