Vừa qua thành phố Thủ Đức được tác ra từ một quận lớn của Sài Gòn là tên gọi chính thưc sau khi hội nghị lần thứ 43 của BCH đảng bộ TP.HCM khóa X nhiệm kỳ 2015-2020. Có thể nói đây chính là cú hích đẩy mạnh sự phát triển mọi mặt của TP.HCM sang một trang mới.
Xác lập quận 2, quận 9, Thủ Đức là thành phố Thủ Đức
Ngày 24/7/2020 tại hội nghị lần thứ 43 của BCH các vị đại biểu đã đưa ra biểu quyết thông qua nội dung nghị quyết. Lấy tên “thành phố Thủ Đức” thay cho tên mới khi xác lập 3 quận đó là quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức là khu Đông của Sài Gòn đã được quốc hội chính thức thông qua. Bà Văn Thị Bạch Tuyết là phó trưởng đoàn chuyên trách đoàn đại biểu quốc hội TP.HCM đưa ra ý kiến cho tên gọi “thành phố Thủ Đức” bởi nó gắn liền với quá trình lịch sử lâu dài và văn hóa vốn có của 3 quận này.
Định hướng phát triển thành phố Thủ Đức trong tương lai
Ngay sau khi thành lập thành phố mới ban bí thư thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân cũng đã có bài phát biểu về những đề án xây dựng thành phố phía Đông Sài Gòn cụ thể như sau. Thành phố có quy mô diện tích lớn lên đến 22.000 ha, dân số hơn 1,1 triệu dân và hiện đang định hướng theo lối phát triển là khu đô thị sáng tạo nhờ những trụ cột có sẵn trước đó như: Khu công nghệ cao ở quận 9, khu đô thị mới tại Thủ Thiên quận 2, đại học quốc gia TPHCM.
Với việc xác lập 3 quận lại là thành phố trực thuộc TPHCM sẽ giúp tận dụng được thế mạnh riêng của từng quận. Tạo nên động lực mới cho định hướng phát triển chung của thành phố. Trước khi chính thức xác lập cả 3 quận đã có một thời gian chuẩn bị dài cả 3 quận đều có những mức tăng trưởng lớn. Cơ sở hạ tầng giao thông được đầu tư phát triển mạnh và nơi đây sẽ là thành phố đi đầu trong ứng dụng công nghệ cao.
Những bức phá mới về cơ sở hạ tầng tại thành phố Thủ Đức
Từ nền tảng cơ sở hạ tầng giao thông có sẵn tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên, cao tốc Long Thành – Dầu Giây, Xa lộ Hà Nội, Đại lộ Mai Chí Thọ… . Tiếp theo UBND TPHCM cũng đang lên kế hoạch cho sở GTVT, sở quy hoạch kiến trức thành phố đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông mọi thứ theo chuẩn khu đô thị mới theo kiến trúc hiện đại, sáng tạo. Điểm nhấn ở đây chính là hệ thống giao thông vận tải công cộng đường bộ, đường sắt và cả đường thủy.
Chưa hết thành phố Thủ Đức cũng sẽ mở rộng thêm mạng lưới giao thông đường sắt trên địa bàn. Kéo dài tuyến đường metro số 1 kết nối với các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương. Mở rộng thêm mạng lưới xe buýt gắn với khu dân cư mới nối tuyến metro số 1 đang trong giai đoạn hình thành.
Phát triển thêm mạng lưới giao thông đường thủy như xe buýt đường sông, taxi thủy kết nối những con sông lớn của thành phố lại với nhau. Thúc đẩy số lượng người sử dụng mạng lưới giao thông công cộng đường bộ, đường sắt, đường thủy giảm thiểu ùn tắc giao thông đường bộ.
Những định hướng về sự phát triển của thành phố Thủ Đức đã được vạch ra và đã trải qua một thời gian dài cho sự chuẩn bị của các dự án. Hiện tại việc công bố thành lập thành phố Thủ Đức chính là thời khắc thông báo cột mốc phát triển mới của thành phố Hồ Chí Minh đang trên đà nhảy vọt hơn nữa trong tương lai về mọi mắt.
Sự ra đời của thành phố Thủ Đức sẽ góp phần mang lại sự tăng trưởng nhanh cho khu vực. Thiết lập chuỗi giá trị gia tăng về công nghệ lẫn hạ tầng cơ sở kỹ thuật hiện đại theo đúng quẩn quốc tế. Các mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật lẫn công nghệ thương mại theo quy trình khép kín sẽ được triển khai. Thương mại hóa hơn nữa để phục vụ cho nhu cầu tiện ích của người dân tốt hơn.
Phường Trường Thọ được đề xuất là trung tâm quận Thủ Đức => tiềm năng tăng giá cao của King Crown Center là không bàn cãi.